Dương vật giả thời La Mã được tìm thấy ở Anh?

Các nhà khảo cổ tin rằng họ có thể đã tìm thấy một dương vật giả kích thước người thật từ thời La Mã, trong một con mương ở khu vực xa nhất về phía bắc của đế chế.

Theo báo The Guardian, nếu vật thể có tuổi đời 2.000 năm này không được sử dụng như một công cụ tình dục thì nó có thể là một chiếc chày hình dương vật đang ở trạng thái cương, hoặc có thể là một phần của bức tượng mà mọi người chạm vào để cầu may.

Song nó chắc chắn không phải là một công cụ dùng để vá quần áo như các nhà khảo cổ từng xác định sau khi phát hiện nó tại pháo đài Vindolanda ở Northumberland, Anh, vào năm 1992.

Dương vật giả thời La Mã được tìm thấy ở Anh? - Ảnh 1.
Vật thể mà các nhà khảo cổ tin là dương vật giả thời La Mã

“Tôi phải thú nhận một phần trong tôi nghĩ rằng rõ ràng đó là dương vật. Tôi không biết ai đã xác định nó là công cụ vá quần áo. Có lẽ ai đó không thoải mái với nó hoặc không nghĩ rằng người La Mã sẽ làm những điều ngớ ngẩn như vậy”, Rob Collins, giảng viên cao cấp về khảo cổ học tại Đại học Newcastle, cho biết.

Trên thực tế, việc khắc họa bộ phận sinh dục nam dưới dạng hình ảnh hai chiều hoặc vật thể ba chiều rất phổ biến trong thế giới La Mã, dù là trong tranh khảm, bích họa, hoa văn trang trí trên lọ hay mặt dây chuyền đeo ở cổ.

Vật thể bằng gỗ được tìm thấy ở Vindolanda dài 16 cm, nhưng theo các nhà nghiên cứu, có lẽ kích thước ban đầu của nó lớn hơn như vậy vì gỗ dễ bị co ngót và cong vênh theo thời gian.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle và Đại học Dublin đã tiến hành kiểm tra vật thể. Phân tích cho thấy ít nhất đây là dương vật gỗ đầu tiên của thế giới La Mã cổ đại từng được khai quật.

Dương vật được tìm thấy trong một con mương cùng với hàng chục đôi giày và phụ kiện quần áo, cũng như các phế phẩm thủ công như da vụn. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến nó từng được xác định là công cụ để vá quần áo.

Các món đồ có hình dáng dương vật trong thời cổ đại thường được sử dụng để xua đuổi tà ma. Phân tích cho thấy dương vật Vindolanda có phần cuối nhẵn hơn đáng kể, cho thấy nó đã được sử dụng cho mục đích gì đó trong một khoảng thời gian.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra ba giả thuyết khả thi – tất cả đã được trình bày trong nghiên cứu chi tiết đăng trên tạp chí Antiquity.

Một giả thuyết cho rằng nó được sử dụng cho mục đích tình dục, tức đây có thể là đồ chơi tình dục, mặc dù cần phải thận trọng với giả thuyết này, theo chuyên gia Collins,

“Đôi khi chúng [dương vật giả] không phải lúc nào cũng được sử dụng để mang lại khoái cảm… chúng có thể là công cụ tra tấn nên tôi rất ý thức khi sử dụng thuật ngữ đồ chơi tình dục. Hy vọng rằng đó là mục đích sử dụng nó. Đó là khả năng thú vị và hấp dẫn nhất”, ông nói.

“Nếu đúng như vậy, theo hiểu biết của chúng tôi, đây là dương vật giả thời La Mã đầu tiên được tìm thấy trong giới khảo cổ học. Thông qua thơ ca cũng như nghệ thuật Hy Lạp và La Mã, chúng tôi biết rằng họ đã sử dụng dương vật giả. Nhưng chúng tôi chưa tìm thấy bất kỳ ví dụ khảo cổ học nào hấp dẫn”, ông cho hay.

Giả thuyết thứ hai cho rằng vật thể này được sử dụng như một cái chày, cho mục đích nấu ăn hoặc để nghiền các thành phần mỹ phẩm hoặc dược phẩm. Trong khi đó, giả thuyết thứ ba cho rằng nó là một phần của bức tượng mà người qua đường sẽ chạm vào để cầu may hoặc để được bảo vệ trước những điều xui rủi, một hành vi phổ biến trên khắp đế chế La Mã.

Theo Thanh niên

Chia sẻ

Bài viết liên quan

CEO Hồ Thị Hồng Duyên ra mắt tuyệt tác vương miện của cuộc thi Miss & Mister Fitness Supermodel World 2024

CEO Hồ Thị Hồng Duyên – Đại diện thương hiệu trang sức cao cấp Glosbe&Co với vai trò là nhà lãnh đạo, đã thể hiện thành công khía cạnh nghệ thuật trong chế tác tạo nên bộ sưu tập vương miện “Ocean Secret” tinh xảo và độc đáo cho cuộc thi Hoa hậu và Nam vương Siêu mẫu Thể hình Thế giới 2024.

Giải mã ý nghĩa bộ ảnh truyền thông “STRIVE”

Tối ngày 26/9, bộ ảnh truyền thông của Welcome to AJC 2024 – THE MEDALIST đã chính thức lên sóng. Chỉ sau vài giờ ra mắt, bộ ảnh nhanh chóng thu về lượt tương tác đông đảo của công chúng, đặc biệt là các bạn tân sinh viên Khóa 44 (K44) Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC).

Scroll to Top