Bi Max học nghề làm tranh từ vỏ cây tràm ở Tam Nông, Đồng Tháp

MC Hồng Phúc đưa diễn viên Bi Max khám phá nghề làm tranh từ vỏ cây tràm ở Tam Nông, Đồng Tháp.

Tập 13 chương trình Bách nghệ kỳ thú đã lên sóng lúc 19h30 thứ 6 vừa qua trên kênh HTV7. Tuần này, MC Hồng Phúc sẽ là người làm nhiệm vụ kết nối, dẫn dắt và đưa khách mời là diễn viên Bi Max tham gia hành trình tìm hiểu làng nghề tại Đồng Tháp.

Bi Max học nghề làm tranh từ vỏ cây tràm ở Tam Nông, Đồng Tháp

Sau khi được trải nghiệm lội ruộng, bắt cá và học cách làm khô cá lóc, Bi Max tiếp tục được MC Hồng Phúc đưa đi tìm hiểu, khám phá nghề sáng tác tranh từ vỏ cây tràm tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Nam khách mời bày tỏ sự háo hức khi được tìm hiểu về một nghề độc đáo liên quan đến bộ môn nghệ thuật mà anh yêu thích. Bi Max cho biết, anh là một người rất thích vẽ và từng được trải nghiệm làm tranh từ cánh bướm khô, từ vỏ ốc xà cừ… Và việc học thêm một cách vẽ tranh mới từ vỏ cây tràm sẽ là một trải nghiệm thú vị và mới mẻ với nam diễn viên.

Bi Max học nghề làm tranh từ vỏ cây tràm ở Tam Nông, Đồng Tháp

Đến với Bách nghệ kỳ thú, Hồng Phúc và Bi Max được gặp anh Nguyễn Văn Cảnh, một nghệ nhân sáng tác tranh bằng vỏ cây tràm Đồng Tháp. Anh Nguyễn Văn Cảnh cho biết, bản thân lớn lên từ nhỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim, chứng kiến sự phát triển của cây tràm nơi đây nên anh hiểu được nó là một nguồn tài nguyên phong phú của địa phương. Trò chuyện cùng hai nghệ sĩ, anh Cảnh đã hào hứng khoe vỏ cây tràm già, có hơn 40 năm tuổi, với hơn 200 lớp vỏ được tạo ra và đã được nam nghệ nhân lưu giữ cẩn thận. Từng lớp với từng nguyên nhân khác nhau đã làm cho vỏ tràm tạo nên màu sắc khác nhau, cũng là điều độc đáo tự nhiên giúp anh tạo nên những tác phẩm nghệ thuật giá trị.

Bi Max học nghề làm tranh từ vỏ cây tràm ở Tam Nông, Đồng Tháp

Có thể thấy, tràm từ lâu đã là một loại cây đa dụng khi thân tràm có thể làm nhà, dựng cột, vỏ được sử dụng để sạm ghe, nhóm lửa… và đặc biệt còn được tận dụng làm nguyên liệu để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tranh vỏ tràm là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Các tác phẩm độc đáo này không những được quan tâm trong nước mà còn vươn ra thế giới bởi những giá trị đặc biệt mà nó mang lại. Tranh được làm thủ công từ vỏ cây tràm mang vẻ đẹp vô cùng sống động bởi những lớp vỏ cây đa dạng màu sắc như trắng, vàng, nâu đất, xanh rêu,… Những bức tranh được tạo ra không chỉ mang giá trị về kinh tế mà còn mang nét đẹp của văn hóa, của con người và của vùng đất nơi đây.

Bi Max học nghề làm tranh từ vỏ cây tràm ở Tam Nông, Đồng Tháp

Từ một giáo viên dạy mỹ thuật, anh Nguyễn Văn Cảnh mong muốn tạo ra một sản phẩm mang dấu ấn riêng để dạy học trò và cho ra đời các bức tranh vỏ tràm độc đáo. Từ bức tranh đầu tiên được sáng tác năm 2004 đến nay, anh Cảnh đã có gần 20 năm theo đuổi môn nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa thiên nhiên của vùng đất sen hồng này. Những bức tranh về hình ảnh con sếu đầu đỏ lại càng là đặc trưng của Vườn quốc gia Tràm Chim, nơi nuôi anh lớn lên.

Bi Max học nghề làm tranh từ vỏ cây tràm ở Tam Nông, Đồng Tháp

Ở phần thử tài bách nghệ, Bi Max được nghệ nhân Nguyễn Văn Cảnh hướng dẫn các bước để tạo nên một bức tranh từ vỏ cây tràm. Từ việc chọn phần vỏ có màu sắc phù hợp với nền tranh, màu sếu, màu cây,… đến việc cắt dán sao cho chân thật và cuối cùng đóng khung, bảo quản vô cùng cẩn thận. Cả Bi Max và MC Hồng Phúc đều xem đây là trải nghiệm thú vị về một nghề độc đáo tại vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.

Đón xem chương trình Bách Nghệ Kỳ Thú vào lúc 19h30 Thứ 6 hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Công ty Truyền thông Bee phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM thực hiện, với sự đồng hành của thương hiệu Sakos – Nhà sản xuất vali, balo, túi xách cao cấp chất lượng quốc tế.

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Bùng nổ bữa tiệc âm nhạc Spotlight 2024 – Temporal Tapestry

Tối ngày 25/10, chuỗi hoạt động chào tân Spotlight 2024 – Temporal Tapestry đã chính thức khép lại với đêm đại nhạc hội đầy cảm xúc. Đây là chặng đường cuối cùng trong hành trình “vượt thác thời gian” của các tân sinh viên khóa 44 (K44), Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

Scroll to Top